Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Bài III - Cấu tạo hợp âm

Hợp âm và điệu nhạc là 2 yếu tố không thể thiếu trong quá trình đệm nhạc
Trước tiên, các bạn nên xem qua cách gọi tên theo thứ tự của các nốt trong quãng 8 như sau:

Nốt thứ:
1
2
3
4
5
6
7
Tên gọi:
Chủ âm
Thượng chủ âm
Trung âm
Hạ áp âm
Áp âm
Thượng áp âm
Cảm âm
Ví dụ: Đô
Do
Re
Mi
Fa
Sol
La
Si
     Mi
Mi
Fa
Sol
La
Si
Do
Re
Một hợp âm phải có ít nhất 3 nốt cơ bản trở lên, đó là chủ âm, trung âm và áp âm (vị trí 1-3-5). Hợp âm 7 có thêm nốt thứ 7 (1-3-5-7)
Như ví dụ ở trên, hợp âm Do được tạo thành bởi 3 nốt Do-Mi-Sol, hợp âm Mi là Mi-Sol-Si, …
Ở đây, tôi chỉ đề cập đến ba loại hợp âm căn bản là Trưởng, Thứ và 7. Thí dụ:
Hợp âm trưởng, ký hiệu là  : C (đô trưởng), A (la trưởng), …
Hợp âm thứ,       ký hiệu là : Dm (rê thứ), Gm (sol thứ), …
Hợp âm 7,          ký hiệu là  : E7 (mi bảy), Am7 (la thứ bảy), …


     Phần dưới đây chỉ giải thích sự khác nhau trong cấu tạo của các hợp âm, các bạn không nhất thiết phải ghi nhớ, chủ yếu là học thuộc các thế bấm. Khi cần thiết, nhìn lại thế bấm là ta suy luận ra. 
1/. Hợp âm trưởng và thứ : có cấu tạo giống nhau bởi 3 nốt như đã nói ở trên, nhưng chúng khác nhau về khoảng cách cung giữa nốt trung âm với 2 nốt còn lại. Cụ thể :
Hợp âm trưởng : Trung âm cách chủ âm 4 bán cung và cách áp âm 3 bán cung.

Vd : La trưởng 


Chủ âm



Trung âm


Áp âm
La

Si
Do
Do#
Re

Mi

Hợp âm thứ : Trung âm cách chủ âm 3 bán cung và cách áp âm 4 bán cung.
Vd : La thứ


Chủ âm


Trung âm



Áp âm
La

Si
Do

Re

Mi

Nói cách khác, nốt trung âm của các hợp âm đôi lúc sẽ không có hoặc có dấu thăng ‘#’ hay dấu giáng ‘b’. Còn khoảng cách cung giữa chủ âm và áp âm là như nhau (7 bán cung).

Như 2 ví dụ trên, hợp âm La trưởng và La thứ đều cấu tạo bởi 3 nốt La-Do-Mi nhưng nốt Do trong La trưởng có dấu thăng ‘#’.

2/. Hợp âm 7 : Lấy hợp âm trưởng hay thứ thêm vào nốt thứ 7 trong thang âm của nó, ta được hợp âm 7. Khoảng cách cung giữa cảm âm và áp âm trong hợp âm trưởng 7 và thứ 7 đều là 3 bán cung.

Ví dụ : A7 (gồm có La-Do#-Mi-Sol) và F(gồm có Fa-La-Do-Mib).

Chủ âm



Trung âm


Áp âm


Cảm âm

La

Si
Do
Do#
Re

Mi
Fa

Sol

Fa

Sol

La

Si
Do

Re
Mib
Mi

Tóm lại, ta có cấu tạo chi tiết của các hợp âm như sau :

Tên hợp âm
Trưởng
Thứ
Trưởng 7
Thứ 7
A
A – C# - E
A – C - E
A – C# - E - G
A – C – E – G
B
B – D# - F#
B – D - F#
B – D# - F# - A
B – D - F# - A
C
C – E - G
C – Eb – G
C – E – G - Bb
C – Eb – G – Bb
D
D – F# - A
D – F – A
D – F# - A - C
D – F – A – C
E
E – G# - B
E – G – B
E – G# - B - D
E – G – B – D
F
F – A – C
F – Ab – C
F – A – C - Eb
F – Ab – C – Eb
G
G – B – D
G – Bb - D
G – B – D - F
G – Bb – D - F

   Như đã nói, tôi chỉ giải thích để các bạn thấy sự khác nhau trong cấu tạo của các hợp âm chứ không nên ghi nhớ. Ở bài sau các bạn sẽ làm quen với một vài thế bấm căn bản của các hợp âm thường dùng (màu đỏ) là có thể suy ra được các hợp âm khác khi cần.
Chào các bạn.
- Yến Thanh -

  

1 nhận xét :