Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Bài 5 - Tên các nốt nhạc.

Lời nói đầu:
Qua 4 bài viết, các bạn đã biết được một số kiến thức cơ bản nhất về nhạc lý, và đây cũng là bài cuối  trong chủ đề này. Loạt bài này không đi sâu vào chi tiết quá nhiều, và tôi cố gắng diễn đạt sao cho dễ hiểu nên chỉ dành cho các bạn muốn tự học đàn hoặc đã biết đàn nhưng không vững về nhạc lý. Ở trình độ cao hơn, tôi sẽ viết trong chủ đề khác.
Chúc các bạn được như ý và chân thành cám ơn các bạn đã theo dõi.
1/. Khuông nhạc.

Khuông nhạc có 5 dòng kẻ và 4 khoảng trống. vị trí trên mỗi dòng kẻ và khoảng trống tượng trưng cho một nốt nhạc.




2/. Các khóa nhạc và tên các nốt nhạc

Nhắc lại: để dễ nhớ, bạn nên xem lại thứ tự cao độ của các ký âm như đã trình bày ở mục 3 bài 1.
Hai khóa thường gặp là khóa Sol và khóa Fa. Một nốt nhạc trên khuông nhạc tùy loại khóa mà có tên gọi khác nhau.
a/. Khóa sol: dùng để đọc lời nhạc (đánh solo) trên bản nhạc, qui định nốt nằm trên dòng kẻ thứ hai là nốt Sol (nét vẽ đầu tiên của khóa Sol bắt đầu từ dòng thứ hai).








b/. Khóa Fa: dùng cho đàn Bass, qui định nốt nằm trên dòng kẻ thứ tư là nốt Fa (nét vẽ đầu tiên của khóa Fa bắt đầu từ dòng thứ tư).

Quan sát các bạn sẽ thấy, theo thứ tự cao độ của các ký âm, nốt trên dòng kẻ thứ tư của khóa Fa (nốt Fa) nếu ở khóa Sol sẽ được gọi là nốt Rê (khoanh tròn màu đỏ).












Tuy nhiên các bạn chỉ cần học thuộc các nốt trên khóa Sol là được rồi.
Mẹo: Đối với khóa Fa, hãy tưởng tượng ta bỏ đi dòng thứ 5 và thêm 1 dòng khác dưới dòng thứ nhất, khi đó ta đọc tên các nốt như trên khóa Sol.

Như vậy tên đầy đủ các nốt trên khóa Sol là:









Ghi chú :
- Tên nốt có dấu sắc và dấu huyền chỉ để phân biệt nốt trùng tên, không quan trọng.
- Đối với các nốt thấp quá và cao quá, người ta mượn thêm các dòng phụ khi viết, ngoài 5 dòng kẻ qui định.

Hy vọng loạt bài này sẽ giúp ích cho các bạn. Hẹn gặp các bạn trong chủ đề khác.
                                                                                                     Chào thân ái

                                                                                                    - Yến Thanh -

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Bài 4 - Nhịp và phách

 Một bản nhạc được chia thành những “ nhịp ” và “ phách ” để giúp chúng ta phân biệt được những phần mạnh, nhẹ của âm thanh.
 Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, còn gọi là ô nhịp (hay 1 khuông).
 Giữa các ô nhịp có 1 vạch đứng để phân cách được gọi là vạch nhịp.
Mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách (khoanh tròn màu đỏ).











1/. Phách
Người ta lấy nốt đen làm chuẩn.  Như đã học ở bài 3 ta có giá trị trường độ của các nốt như sau :
Trường độ các nốt sẽ tạo thành các phách. Mỗi ô nhịp gồm 2, 3, hoặc 4 phách... (tùy loại nhịp) và có thể có 1 hoặc 2 phách mạnh và nhẹ. Phách mạnh thứ nhất luôn đứng đầu mỗi ô nhịp. Ví dụ như nhịp 4/4 dưới đây.






2/. Các loại nhịp.
Phân số xuất hiện ở đầu bản nhạc gọi là chỉ số nhịp.


- Tử số: xác định số phách có trong mỗi ô nhịp.
- Mẫu số: dùng để xác định trường độ thời gian của mỗi phách bằng một phần bao nhiêu của nốt tròn (từ đó tạo nên tiết tấu nhanh hay chậm cho bản nhạc), thông thường sẽ là 2, 4, hoặc 8.
Vì :            1 nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 nốt đơn
Nên :    - Nếu mẫu số là 2, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/2 nốt tròn (tức bằng nốt trắng)
             - Nếu mẫu số là 4, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/4 nốt tròn (tức bằng nốt đen)
             - Nếu mẫu số là 8, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/8 nốt tròn (tức bằng móc đơn)
Tóm lại : - Nếu chỉ số nhịp là 2/4 (đọc là nhịp hai bốn) thì mỗi nhịp có 2 phách, và mỗi phách có giá trị bằng 1 nốt đen (1/4 nốt tròn) như đoạn nhạc ở đầu bài viết.
               - Nếu là nhịp 6/8 thì mỗi nhịp có 6 phách, và giá trị mỗi phách là 1 móc đơn (1/8 nốt tròn).

*** Để dễ hiểu hơn, bạn hãy xem 5 đoạn nhạc dưới đây tượng trưng cho 5 nhịp thông dụng. Dãy số dưới đoạn nhạc là số phách có trong mỗi ô nhịp, còn dấu ‘ > ’ ở trên là phách mạnh (nơi chuyển hợp âm nếu cần).






















3/. Cách gõ nhịp.
Khi đánh đàn ta sẽ phải gõ nhịp bằng chân nên các bạn tập nhịp bằng chân cho quen và cố gắng tập cho đều, không lúc nhanh lúc chậm.
Qui tắc là đập xuống, nhấc lên là 1 phách. Đập xuống bao giờ cũng rơi vào đầu ô nhịp (phách mạnh)
Ta nhìn hình nốt mà tập thôi vì coi như bạn chưa biết đàn. Ví dụ như bản nhạc sau:
















Nhận xét:
            - Ô nhịp đầu tiên trong bài nhạc không nhất thiết phải đủ phách (bài này thì đủ) nhưng chân đập xuống vẫn phải rơi vào nốt nhạc đầu tiên (phách mạnh) của vạch nhịp.
            - Móc kép của chữ “về” không nằm ngay nữa phách lên (khoanh tròn màu đỏ) mà nằm lệch về phía sau một tí do có dấu chấm đứng sau móc đơn của chữ “này”(xem lại dấu chấm lặng ở bài 3). Dĩ nhiên xử lý nốt này chỉ để khi đàn và hát, còn nhịp đập vẫn phải đều.
            - Và cuối cùng bạn thấy, số phách trong mỗi nhịp luôn bằng 2.
                                                                       
- Yến Thanh -  

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Bài 3 - Nốt nhạc và các dấu lặng

1/. Các hình nốt và dấu lặng

Khi viết một ca khúc người nhạc sĩ sẽ sử dụng các hình nốt và dấu lặng sau:











Theo đó các nốt nhạc sẽ phát ra âm thanh, còn các dấu lặng thì không, chỉ để nghỉ nhịp. Thời gian nghỉ hoặc phát âm thanh tại nốt đó bao lâu tùy theo từng kiểu nốt hoặc dấu nghỉ như hình trên.

2/. Giá trị thời gian của các nốt và dấu lặng
Giá trị thời gian của các nốt.
Người ta lấy nốt đen làm chuẩn và phân chia như sau:

Tương tự thời gian nghỉ của các dấu lặng cũng vậy.











Đôi khi, dấu lặng xuất hiện là 1 dấu chấm sau một nốt hay một dấu lặng nào đó thì giá trị của dấu chấm đó bằng phân nữa giá trị của nốt hoặc dấu lặng trước nó.
Ví dụ:




Bài sau ta sẽ tìm hiểu về nhịp và phách

                                                                                                                     - Yến Thanh -