Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Bài II - Hướng dẫn đàn bài nhạc

1/. Các ký hiệu thường gặp trong bài nhạc.
a). Các dấu hóa.

- Dấu thăng : nâng nhạc âm lên nữa cung.
- Dấu giáng : giảm nhạc âm xuống nữa cung.
- Dấu bình  : hủy bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của dấu thăng hoặc dấu giáng.
 Dấu hóa đặt sau khóa nhạc và xuất hiện đầu mỗi dòng nhạc, nằm ở vị trí của nốt nào thì tất cả các nốt cùng tên đều bị ảnh hưởng trong suốt bài nhạc. Nếu xuất hiện trong ô nhịp nào thì chỉ ô nhịp đó bị ảnh hưởng.







b). Các dấu lặp lại (luôn xuất hiện một cặp trong bài nhạc). 
- Dấu lặp lại : có 2 dấu điểm đầu và điểm cuối, dùng để lặp lại đoạn nhạc. Đối với bài nhạc có 2 lời trở lên thì sau khi lặp lại, đoạn nhạc giữa ô nhịp có đánh số 1 và dấu lặp lại điểm cuối được bỏ qua, chỉ đàn tiếp từ ô nhịp có đánh số 2 trở đi (xem hình minh họa).
- Dấu hồi     : dùng để trở về đầu tác phẩm.
- Dấu coda  : dùng để kết thúc một tác phẩm. Đối với bài nhạc có đoạn kết, để kết thúc thì đoạn nhạc giữa 2 dấu coda được bỏ qua, chỉ đàn tiếp từ dấu coda thứ hai trở đi cho đến hết bài.
 Nếu bài nhạc có cả ba dấu trên thì thứ tự ưu tiên sẽ là dấu lặp lại, dấu hồi và dấu coda. Như bài nhạc dưới đây: 








Ta sẽ đàn bài nhạc này theo thứ tự các ô nhịp đã được đánh số từ 1 đến 25.

2/. Xem nốt và đàn.
Đến bài này, nếu các bạn đã học thuộc tên nốt và vị trí của các nốt trên cần đàn là có thể tự xem nốt và đàn được một bài nhạc rồi.
Để giúp các bạn hiểu hơn, tôi sẽ hướng dẫn đàn một đoạn nhạc mẫu “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” dưới đây.
























Hướng dẫn luyện tập:
- Các số trên mỗi nốt: số đầu là số dây, số cuối là số ngăn trên cần đàn (số 0 là dây buông). ngăn thứ nhất sử dụng ngón trỏ, ngăn thứ hai sử dụng ngón giữa, ngăn thứ ba sử dụng ngón áp út và ngăn thứ tư, thứ năm sử dụng ngón út. Đây chỉ là bài hướng dẫn luyện tập, thực tế bạn nên học thuộc tên và vị trí của các nốt nhạc trên cần đàn chứ không nên viết ra như vầy.
- Các dấu mũi tên màu xanh là phách đập xuống. Ở đây không vẽ phách nhấc lên vì để tránh khó nhìn cho bài nhạc. Chi tiết hơn bạn xem lại đoạn nhạc mẫu này trong bài “nhịp và phách”.
- Trong bài có các dấu luyến dùng để luyến láy khi ca. Khi đàn ta vẫn đàn bình thường. Nếu dấu luyến nối 2 nốt giống nhau (như khoanh tròn màu đỏ trong hình) thì ta chỉ đàn nốt đầu, không đàn nốt sau. Phách vẫn đập bình thường.
Nhận xét:
- Bài này được viết ở nhịp 2/4 nên có 2 phách trong mỗi ô nhịp. Nốt láy (khoanh tròn màu xanh trong hình) không có giá trị tính phách do có dấu gạch xuyên (tôi gạch lại màu đỏ cho dễ thấy), chỉ để vuốt từ nốt Rê lên nốt Fa cho hay mà thôi.                                                                 
- Bài này có dấu hóa Si giáng ở đầu mỗi dòng nhạc nên tất cả các nốt Si đều phải giảm xuống nữa cung (trong đoạn nhạc trên thì không có nốt Si nào).
Chúc các bạn thành công.
                                                                                                       - Yến Thanh -

0 nhận xét :

Đăng nhận xét