Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Cách tìm hợp âm cho bài hát - Phần 2

3)   Đối với bài nhạc có một hoặc nhiều dấu giáng.
a/. Thứ tự của các dấu giáng
     Dấu giáng đầu tiên bao giờ cũng nằm ở nốt Si, gọi là Si Giáng (Bb) và tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải giảm xuống nữa cung. Tương tự các dấu giáng khác cũng vậy.
Dấu kế tiếp sẽ theo nguyên tắc:
Lấy dấu giáng cuối cùng tăng lên 3 bậc trong thang âm của quãng 8, ta sẽ được dấu giáng kế tiếp.
Ta theo dõi sơ đồ sau:
     Si Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô Mi Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa Sol La
Như vậy 7 dấu giáng lần lượt sẽ là Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb và Fb như hình dưới 
     Nếu nói theo nhạc lý thì dấu giáng kế tiếp sẽ nằm ở vị trí hạ áp âm của dấu giáng trước đó như bảng dưới đây :
1
2
3
4
Chủ âm
Thượng chủ âm
Trung âm
Hạ áp âm
Si
Đô
Mi
Mi
Fa
Sol
La
     Cũng giống như trường hợp của dấu thăng, khi viết nhạc muốn dựa trên bao nhiêu dấu cũng được  nhưng phải đi theo trình tự đó.
     b/.  Cách tìm hợp âm
     Để tìm hợp âm ta lấy dấu giáng cuối cùng tăng lên 3 nốt, nếu bài nhạc kết thúc ở nốt này thì sử dụng gam trưởng ; tăng 2 nốt, nếu bài nhạc kết thúc ở nốt này thì sử dụng gam thứ.
Ví dụ : Bài nhạc có 1 dấu giáng
     Lấy Sib (cũng là dấu cuối cùng) tăng lên 4 nốt là Fa, tăng lên 2 nốt là Rê
     Nếu bài nhạc kết thúc ở nốt Fa thì bài đó được viết ở gam Fa trưởng, hoặc kết thúc ở nốt Rê thì được chơi ở gam Rê thứ.
     Tương tự ta có :
     Các bạn để ý : Như trường hợp có 2 dấu giáng, nếu bài nhạc kết thúc ở nốt Si, nhưng do có dấu Si giáng nên phải đánh ở gam Si giáng trưởng. Các trường hợp tương tự cũng vậy.
4)    Những hợp âm được đánh cùng với gam trưởng hoặc thứ
     Sau khi xác định được gam trưởng hoặc thứ, việc kế tiếp là những hợp âm nào có thể được đánh chung với nó.
     Trước tiên các bạn cần nhớ lại tên gọi các vị trí trong thang âm của quãng 8 như sau:
1
2
3
4
5
6
7
Chủ âm
Thượng chủ âm
Trung âm
Hạ áp âm
Áp âm
Thượng áp âm
Cảm âm
     a/. Ba gam chính: Gam trưởng hoặc thứ đã xác định coi như là chủ âm” (ta gọi là gam chủ), 2 hợp âm chính được dùng chung với gam chủ là “hạ áp âm” và “áp âm” (vị trí 4 và 5).Đây chính là 3 hợp âm căn bản dành cho bản nhạc. Trong đó :
     -   Hợp âm ở vị trí 4 sẽ cùng loại với hợp âm chủ (tức là cùng Trưởng hoặc cùng Thứ).
Ngoại lệ:  những bản nhạc mang âm hưởng dân ca thường được viết ở tông Thứ thì gam này được đổi thành Trưởng để phù hợp với nốt nhạc.
     -   Hợp âm ở vị trí 5 sẽ là hợp âm 7. Hợp âm này thường được dùng để quay về gam chính thức chủ âm khi kết thúc bài nhạc, còn trong bài nhạc nó có thể là hợp âm trưởng hoặc 7.
     Ví dụ :
     Một bản nhạc không có dấu hóa nào (lấy trường hợp này cho dễ hiểu), nếu chơi ở gam trưởng sẽ là các hợp âm : C – F – G7; hoặc thứ sẽ là : Am – Dm – E7, như hình dưới đây (phần màu đỏ)
1
2
3
4
5
6
7
Chủ âm
Thượng chủ âm
Trung âm
Hạ áp âm
Áp âm
Thượng áp âm
Cảm âm
C
Dm
Em
F
G7
Am
B
Am
B
C
Dm
E7
F
G
     Và trong những bản nhạc mang âm hưởng dân ca, ví dụ chơi ở tông Am thì Dm thường được thay bằng D.
     b/. Ba gam phụ: Ứng với mỗi tông trưởng hoặc thứ, ngoài 3 gam chính như đã trình bày ở trên, các gam còn lại trong thang âm của gam chủ (tức các vị trí số còn lại) đều có thể đánh cùng  nhưng phải đối trọng lại với nó. Tức là nếu gam chủ là Trưởng thì các gam phụ này phải đổi thành Thứ và ngược lại, như ở hình trên
     c/. Lưu ý : Các bạn để ý ở thí dụ trên…(Giải thích tại sao không sử dụng gam Si)
     Trong mỗi trường hợp dấu hóa, bài nhạc có thể được chơi ở một tông trưởng hoặc thứ nào đó tùy theo nốt kết thúc của bài nhạc, thì ứng với mỗi tông chính sẽ có 6 hợp âm được đánh chung như đã trình bày ở trên. Riêng có 1 hợp âm trong thang âm của gam chủ không được sử dụng (trừ trường hợp theo ý đồ của tác giả bài hát), đó là gam “cảm âm” (vị trí số 7) so với tông Trưởng. Gam này cũng không được sử dụng trong tông Thứ cùng dấu hóa.
    Như thí dụ ở trên là Gam Si (phần màu xanh lá). Vì sao?
     -  Vì trong gam Si có nốt F# (Si trưởng còn có thêm nốt D#), điều này không phù hợp với yêu cầu bài hát trong trường hợp này là không có dấu hóa nào.
     -  Thế tại sao gam E hoặc E7 có nốt G# trong tông Thứ lại được sử dụng? Đó chính là nốt đệm trước đó để về tông chính La thứ. Trong các bản nhạc bolero xưa ở tông Thứ ta cũng sẽ hay gặp trường hợp này như trong vòng gam : Am – A7 (đệm nốt C#) – Dm – E7 – Am. Chủ yếu nghe cho hay hơn thôi.
     Tương tự ở các trường hợp khác như 1 dấu thăng sẽ bỏ gam F, 2# bỏ gam C, 1b bỏ gam E, 2b bỏ gam A, …
     d/. Cách đặt hợp âm
     Trước tiên ta cần nhìn nhận rằng, mỗi người đều có một thính âm khác nhau cộng với khả năng tích lũy qua quá trình nghe và đệm nhạc thường xuyên sẽ có cách đặt hợp âm khác nhau. Tuy nhiên,  trừ những trường hợp bản nhạc được viết trên một vòng gam nào đó mà ta phải đánh theo (như bài “Hotel California” chẳng hạn), khi soạn hợp âm các bạn cần ghi nhớ vài điều dưới đây:
     - Hợp âm thường đặt vào đầu khuông nhạc, có thể kéo dài đến 2 hoặc 3 khuông cũng được miễn sao phù hợp với các nốt nhạc. Đối với nhịp 4/4 ta cũng có thể chêm 1 gam nào đó vào giữa khuông (nằm ở phách thứ 3, gọi là đảo phách) trước khi vào lại gam chính ở khuông kế tiếp, nhưng đừng lạm dụng quá nghe mất hay (như gam A7 trong đoạn nhạc dưới đây, và gam E7 có nốt G# cũng được dùng để đệm trước khi về lại Am như đã nói ở phần trên.
     - Dựa vào cấu tạo của hợp âm, ta quan sát xem trong khuông nhạc muốn tìm hợp âm có những 2 hoặc 3 nốt nào có thể tạo nên 1 hợp âm nào đó thì ta đặt gam đó (nằm trong phạm vi 3 gam chính và 3 gam phụ của dấu hóa như đã nói ở trên). Như đoạn nhạc ở trên, trong khuông “quen nhau vì chung hướng” có các nốt Rê, Fa, La nên ta sẽ đặt hợp âm Dm (do cấu tạo của Dm là Rê Fa La).
     - Nếu không tìm được gam nào tương ứng thì ta có thể chọn 1 trong 3 gam chính để “chữa cháy” miễn sao nghe được hay nhất.
     Cứ thế lâu dài các bạn sẽ có kinh nghiệm.
     e/. Một số vòng gam thông dụng
    Ta cũng dựa trên trường hợp bài nhạc không có dấu hóa cho dễ hiểu, các trường hợp khác dựa theo thang âm hay đơn giản là dựa vào các vị trí 1, 2, 3,…để tìm. Ví dụ bạn xem hình dưới đây:
Bài nhạc không dấu hóa đang chơi ở gam Am thì khi có một dấu thăng sẽ chơi ở gam Em. Vì La tính lên 4 bậc sẽ là Mi thì gam Dm ở tông Am sẽ đổi thành Am trong trường hợp có 1 dấu thăng (vì Rê tính lên 4 bậc là La). Tương tự cho các gam khác.

Cua gam không dấu
1 dấu #
1 dấu b
Am-Dm-E7-Am
Em-Am-B7-Em
Dm-Gm-A7-Dm
Am-F-G-Am
Em-C-D-Em
Dm-Bb-C-Dm
C-F-G7-C
G-C-D7-G
F-Bb-C7-F
C-Dm-G7-C
G-Am-D7-G
F-Gm-C7-F
Chúc các bạn thành công
.

                                                                                          -  Yến Thanh  -




Cách tìm hợp âm cho bài hát - Phần 1

   Chào các bạn !
   Trong phần nhạc lý nâng cao này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm và đặt hợp âm cho một bản nhạc.
   Trong bài đôi lúc sẽ dùng các từ Hợp âm, Gam hay Tông nhưng tất cả đều có nghĩa như nhau.
   Về lý thuyết ta có 7 nốt nhạc là Đô Rê Mi Fa Sol La Si, cũng có nghĩa là có thể có 7 dấu thăng (#) hoặc 7 dấu giáng (b) trong một bài nhạc. Tuy nhiên trên thực tế hiếm khi điều đó xảy ra, ta chỉ có thể thấy không có hoặc có từ 1 đến 5 dấu mà thôi. Nhưng cho dù có mấy dấu đi nữa thì cách tìm hợp âm vẫn đều theo nguyên tắc như sau:
1)    Đối với bài nhạc không có dấu hóa nào thì được qui định là:
   Nếu bài nhạc kết thúc bằng nốt Đô (Đô nào cũng được) thì bản nhạc đó được viết cho gam Đô trưởng.
   Nếu bài nhạc kết thúc bằng nốt La (La nào cũng được) thì bản nhạc đó được viết cho gam La thứ.
   Ví dụ như bài “Happy Birthday to you” dưới đây được viết cho gam Đô trưởng.

·     Những hợp âm nào dành cho gam trưởng và gam thứ sẽ được trình bày ở mục 4.
2)    Đối với bài nhạc có một hoặc nhiều dấu thăng.
a/.  Thứ tự của các dấu thăng
   Dấu thăng đầu tiên bao giờ cũng nằm ở nốt Fa, ta gọi là Fa thăng (F#).
 
  Nhắc lại : tuy chỉ đặt ở dòng thứ nhất nhưng tất cả các nốt Fa trong bài nhạc đều phải thăng lên nữa cung. Tương tự các dấu thăng khác cũng vậy.
   Dấu kế tiếp sẽ theo nguyên tắc:
   Lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên 4 bậc trong thang âm của quãng 8, ta sẽ được dấu thăng kế tiếp.
   Ta theo dõi sơ đồ sau:
Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô Mi Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô Rê Mi
   Như vậy 7 dấu thăng lần lượt sẽ là F#, C#, G#, D#, A#, E# và B#  như hình dưới:
   Nếu nói theo nhạc lý thì dấu thăng kế tiếp sẽ nằm ở vị trí áp âm của dấu thăng trước đó như bảng dưới đây :  
1
2
3
4
5
Chủ âm
Thượng chủ âm
Trung âm
Hạ áp âm
Áp âm
Fa
Sol
La
Si
Đô
Đô
Mi
Fa
Sol
    Khi viết nhạc muốn dựa trên bao nhiêu dấu cũng được  nhưng phải đi theo trình tự đó. Ví dụ muốn tất cả các nốt Rê trong bản nhạc đều thăng thì bài nhạc đó phải 
có ít nhất 4 dấu thăng.
b/.  Cách tìm hợp âm
   Để tìm hợp âm ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên 1 nốt, nếu bài nhạc kết thúc ở nốt này thì sử dụng gam trưởng ; hạ xuống 1 nốt, nếu bài nhạc kết thúc ở nốt này thì sử dụng gam thứ.
   Ví dụ : Bài nhạc có 1 dấu thăng
 
   Lấy Fa# (cũng là dấu cuối cùng) tăng lên 1 nốt là Sol và hạ xuống 1 nốt là Mi.
   Nếu bài nhạc kết thúc ở nốt Sol thì bài đó được viết ở gam Sol trưởng, hoặc kết thúc ở nốt Mi thì được chơi ở gam Mi thứ.
   Tương tự ta có :
 
   Các bạn để ý : Như trường hợp có 3 dấu thăng, nếu bài nhạc kết thúc ở nốt Fa nhưng do có dấu Fa thăng nên phải đánh ở gam Fa thăng thứ. Các trường hợp tương tự cũng vậy.

   (còn tiếp)
                                                                                        - Yến Thanh -