Một bản nhạc được
chia thành những “ nhịp ” và “ phách ” để giúp chúng ta phân biệt được những phần
mạnh, nhẹ của âm thanh.
Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời
gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, còn gọi là ô nhịp
(hay 1 khuông).
Giữa các ô nhịp có 1 vạch đứng để
phân cách được gọi là vạch nhịp.
Mỗi nhịp lại chia thành những phần
nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách (khoanh tròn màu đỏ).
1/. Phách
Trường độ các nốt sẽ tạo thành các phách. Mỗi ô nhịp gồm 2, 3, hoặc 4 phách... (tùy loại nhịp) và có thể có 1 hoặc 2 phách mạnh và nhẹ. Phách mạnh thứ nhất luôn đứng đầu mỗi ô nhịp. Ví dụ như nhịp 4/4 dưới đây.
2/. Các loại nhịp.
- Tử số: xác định số phách có trong mỗi ô nhịp.
- Mẫu số: dùng để xác định trường độ thời gian
của mỗi phách bằng một phần bao nhiêu của nốt tròn (từ đó tạo nên tiết tấu
nhanh hay chậm cho bản nhạc), thông thường sẽ là 2, 4, hoặc 8.
Vì : 1
nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 nốt đơn
Nên : - Nếu
mẫu số là 2, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/2 nốt tròn (tức bằng nốt trắng)
- Nếu mẫu số là 4, thì giá trị mỗi phách
sẽ bằng 1/4 nốt tròn (tức bằng nốt đen)
- Nếu
mẫu số là 8, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/8 nốt tròn (tức bằng móc đơn)
Tóm lại : - Nếu
chỉ số nhịp là 2/4 (đọc là nhịp hai bốn) thì mỗi nhịp có 2 phách, và mỗi phách
có giá trị bằng 1 nốt đen (1/4 nốt tròn) như đoạn nhạc ở đầu bài viết.
- Nếu là nhịp 6/8 thì mỗi nhịp có 6 phách, và giá trị mỗi phách là 1 móc đơn (1/8 nốt tròn).
*** Để dễ hiểu hơn, bạn hãy xem 5 đoạn nhạc dưới
đây tượng trưng cho 5 nhịp thông dụng. Dãy số dưới đoạn nhạc là số phách có trong
mỗi ô nhịp, còn dấu ‘ > ’ ở trên là phách mạnh (nơi chuyển hợp âm nếu cần).
3/. Cách gõ nhịp.
Khi đánh đàn ta sẽ phải gõ nhịp bằng chân nên các bạn tập nhịp bằng chân
cho quen và cố gắng tập cho đều, không lúc nhanh lúc chậm.
Qui tắc là đập xuống, nhấc lên là 1 phách. Đập xuống bao giờ cũng rơi
vào đầu ô nhịp (phách mạnh)
Ta nhìn hình nốt mà tập thôi vì coi như bạn chưa biết đàn. Ví dụ như bản nhạc
sau:
Nhận xét:
- Ô nhịp đầu tiên trong
bài nhạc không nhất thiết phải đủ phách (bài này thì đủ) nhưng chân đập xuống vẫn phải rơi vào nốt nhạc đầu tiên (phách mạnh) của vạch nhịp.
- Móc kép của chữ “về” không nằm ngay nữa phách lên (khoanh tròn màu đỏ) mà nằm lệch về phía sau một tí do có dấu chấm đứng sau móc đơn của chữ “này”(xem lại dấu chấm lặng ở bài 3). Dĩ nhiên xử lý nốt này chỉ để khi đàn và hát, còn nhịp đập vẫn phải đều.
- Và cuối cùng bạn thấy,
số phách trong mỗi nhịp luôn bằng 2.
- Yến Thanh -
nhanh dễ hiểu
Trả lờiXóaHay quá
Trả lờiXóaCám ơn nhiều
Trả lờiXóacảm ơn rất nhiều
Trả lờiXóacám ơn bạn rất nhiều
Trả lờiXóaD
XóaPhách trong 1 nhịp là tương ứng vói số nốt nhạc trong khung nhịp đó đúng không ạ? Tại vd bài hát trên e thấy có những nhịp có 3 nốt?
Trả lờiXóamới đầu cũng tưởng như thế nhưng k phải. bản phải xem cái giá trị của phách kìa. phách lấy nốt đen làm chuẩn. do vậy có thể 1 nốt trắng = 4 nốt đen thì tuy là 1 nốt nhưng là 4 phách. còn có thể 2 nốt đơn cũng chỉ = 1 nốt đên tức là 1 phách thôi
XóaOk
XóaKhông đúng nha bạn. Bản nhạc trên tác giả viết theo nhịp 2/4, nghĩa là sẽ luôn có 2 phách trong một khuông nhịp. Xem lại phần 1 bài học trên bạn để ý:
Trả lờiXóanốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 móc đơn = 16 móc kép
nên trong mỗi khuông nhịp của bài nhạc trên có thể có 1 nốt trắng hoặc 2 nốt đen hoặc 4 móc đơn hoặc 8 móc kép hoặc 1 nốt đen + 2 móc đơn hoặc 1 nốt đen + 4 móc kép. Tuyệt đối không có nốt tròn (vì giá trị của nó là 4 phách)
Cho mình hỏi nốt đen chấm dôi đánh phách ntn khi sau nó khôbg có nốt móc đơn
Trả lờiXóaChắc bạn hỏi sau nốt đen có 2 chấm thì phải, nếu đúng vậy thì chấm đầu tiên sẽ có giá trị 1/2 phách, và chấm thứ hai sẽ có giá trị 1/4 phách (vì theo nhạc lý thì chấm thứ hai sẽ có giá trị bằng phân nữa chấm thứ nhất). Trong trường hợp này, giả sử đối với nhịp 2/4, chân đập xuống sẽ rơi vào nốt đen (nếu như nốt đen nằm ở đầu khuông nhịp), rồi giơ chân lên và đập xuống sẽ rơi vào chấm thứ nhất, lại giở chân lên (là nhịp của chấm thứ hai) và đập chân xuống...Trong quá trình đập chân xuống sẽ đi qua một móc kép (mới đủ 2 nhịp)...và khi chân đập xuống sẽ rơi vào đầu khuông nhịp sau.
XóaDo comment không post hình được nên mình không thể minh họa, bạn thông cảm.
hay,dễ hiểu
Trả lờiXóaNhanh khó hiểu!~~~
Trả lờiXóa:))
hay quá
Trả lờiXóa