Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bài 2 - Tìm hiểu về Cung

Trong bài 1 chúng ta đã biết được thứ tự cao độ của các ký âm (nhắc lại: bạn cần phải ghi nhớ thứ tự này)
Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về cung, nó liên quan đến thứ tự đó.

1/. Quảng 8: Trước tiên ta nói về quảng 8.
Khoảng cách giữa 2 ký âm giống nhau trong thứ tự đó gọi là một quảng 8 (còn gọi là 1 octave)
Thí dụ:

2/. Cung

Khoảng cách giữa 2 ký âm trong 1 octave được gọi là cung









Nhìn quảng 8 dưới đây, ta cần ghi nhớ là:

a/. Bán cung: Khoảng cách giữa Si với Đô, và Mi với Fa là nữa cung, còn gọi là bán cung (màu xanh)


b/. Nguyên cung: Khoảng cách giữa các ký âm còn lại như từ  A à B ; C à D ; D à E ; F à G ; G à A ; đều cách nhau một cung còn gọi là nguyên cung (gồm 2 bán cung). Nghĩa là giữa các ký âm này có 1 ký âm trung gian gọi là Thăng (ký hiệu bằng dấu ‘#’) hoặc Giảm (hay Giáng, ký hiệu bằng chữ ‘b’), như sơ đồ ở trên (màu đỏ).
Hiểu được điều này, khi bạn đang đánh đàn cho người khác hát, nếu họ có kiến thức về âm nhạc và yêu cầu bạn hạ xuống một cung (vì cao quá ca không nổi), thí dụ đang đánh ở gam La, thì bạn phải giảm xuống gam Sol hoặc yêu cầu hạ nữa cung thì bạn phải đánh gam Sol thăng (gọi là La giảm cũng được).
Điều này lý giải tại sao trên cây đàn organ có những phím đen xen kẻ với phím trắng, đó chính là những nốt thăng giảm trung gian giữa các ký âm như đã nói.



                                                                                                              - Yến Thanh -

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Bài 1 - Làm quen với các ký âm

   Chào các bạn !
 Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta. Nhất là trong những buổi họp mặt gia đình, bạn bè, liên hoan, sinh nhật, đám cưới,…đều không thể thiếu những tiếng ca giúp vui. Đối với người hát thì sao cũng được, bởi vì “hát hay không bằng hay hát”. Tuy nhiên nếu hát đúng nhịp thì người nghe sẽ nghe hay hơn. Nhưng đối với người đàn thì bắt buộc bạn phải biết nhạc lý và đàn đúng nhịp thì người ta mới ca được.
Bạn hãy hình dung trên một sân khấu giao lưu “hát với nhau”, người nhạc công đàn theo một khán giả hát giao lưu không biết nhịp thì người nghe vẫn còn chấp nhận được, như tôi đã nói: “hát hay không bằng hay hát”. Nhưng nếu nhạc công cứ đàn theo nhịp của nhạc công, còn người hát cứ hát theo nhịp của người hát, thì bạn nghe rất là …chói tai. Nhưng khán giả chỉ trách người đàn chứ không trách người hát.
Thế nên loạt bài này nhằm để giúp các bạn muốn tự học đàn (guitar, organ) nắm vững một số kiến thức nhạc lý cơ bản, tự xem nốt để đánh một bài nhạc chưa từng nghe qua, cũng như tự soạn hợp âm cho một bản nhạc.
Chúng ta cứ học theo thứ tự từng bài một.
Ta bắt đầu nhé !
Trong bài này ta chỉ cần nhớ 3 điều là :

1/. Tên gọi của các ký âm trong âm nhạc (tân nhạc) là:  LA  SI  ĐÔ  RÊ  MI  FA  SOL  (7 ký âm).
2/. Các chữ cái tượng trưng cho các ký âm đó là :
     A (La)
     B (Si)
     C (Đô)
     D (Rê)
     E (Mi)
     F (Fa)
     G (Sol)
3/. Thứ tự cao độ (tức là từ thấp tới cao) của các ký âm đó lần lượt là như trên, tức là :
     A > B > C > D > E > F > G > A > …(cứ thế tiếp tục, nên học thuộc thứ tự này vì rất quan trọng về sau)

Bài này các bạn chỉ cần học thuộc bao nhiêu đó đủ rồi
Hẹn các bạn bài sau nhé !
Thân.
- Yến Thanh -